title

“Và bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào mà làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang, đều là anh hùng”
Thứ sáu, 23/02/2024, 08:00 SA
Cỡ chữ Màu chữ image

Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Lạng Sơn, ngày 23 tháng 2 năm 1960, khi mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, chúng ta chuẩn bị bước vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Bác đã dành thời gian đi thăm và nói chuyện đồng bào và cán bộ tỉnh Lạng Sơn.

 

 

Lời căn dặn trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý rất lớn lao không chỉ động viên, khích lệ tinh thần hăng say lao động, xây dựng nước nhà to đẹp hơn, đàng hoàng hơn mà còn nhắc nhở mọi người dù ở cương vị nào, cán bộ, công nhân, nông dân, trí thức hay lao động chân tay, dù làm bất kỳ công việc gì thì cũng đều phải tận tâm, tận lực phấn đấu thực hiện cho tốt, dù khó khăn đến đâu cũng phải làm cho kỳ được. Nếu thành công thì đều là vẻ vang, đều xứng danh anh hùng, đều được Nhân dân thừa nhận.

Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội, là sự nghiệp rất khó khăn, lâu dài, do đó lời dạy “Và bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào mà làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang, đều là anh hùng” vẫn còn giữ nguyên giá trị, lời dạy của Bác, đã và đang là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạng sự nghiệp đổi mới, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

__________

- Ngày 23/02/1946, trả lời phỏng vấn vào thời điểm cuộc đàm phán Pháp -Hoa đã đạt tới thỏa thuận Pháp sẽ thay thế quân Trung Hoa Quốc dân Đảng ở phía Bắc vĩ tuyến 18, Bác nêu rõ quan điểm: “Dân Việt Nam có một ý muốn rất bình thường là muốn độc lập. Thấy tôi nói thế, có người họ cũng tán thành nền độc lập của ta. Là vì sau những câu hỏi của họ, tôi đã hỏi lại họ: “Ông là người Pháp, có muốn được độc lập, có muốn được tự do không?”. Tôi lại nói cho họ biết thêm rằng chúng tôi tranh đấu từ trước tới bây giờ là cũng tranh đấu theo như người Pháp đó thôi. Ba tiếng Tự do, Bình đẳng, Bác ái đó làm cho Pháp thành một dân tộc tiên tiến, thì chúng tôi, chúng tôi cũng chỉ muốn tranh đấu để được như thế. Nếu bao giờ có cuộc đàm phán, Chính phủ cũng không giấu dân vì nước mình chưa phải là một nước ngoại giao bí mật”.

- Ngày 23/02/1953, Báo Cứu quốc đăng bài “Canh giả hữu kỳ điền” của Bác (ký tên C.B) giải thích tên bài báo “có nghĩa là dân cày có ruộng, ruộng đất của dân cày lại trả lại cho dân cày. “Dân cày có ruộng” chỉ là một chính sách dân chủ, nó không phải là chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội”.

- Ngày 23/02/1958, Bác đến thăm hội nghị cán bộ tỉnh Sơn Tây đang học tập Tuyên bố của Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân... vừa họp tại Mátxcơva (11/1957). Bác căn dặn: “Các xã họp lại thành cả nước. Nước ta mạnh là do cán bộ và nhân dân các xã đồng tâm, nhất trí, đoàn kết chặt chẽ. Muốn cho Đảng mạnh thì chi bộ phải vững chắc. Muốn chi bộ vững chắc thì mọi đảng viên phải có đạo đức cách mạng, phải làm đúng đuờng lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, phải gần gũi và đoàn kết với quần chúng”.

- Ngày 23/02/1962, dự họp Bộ Chính trị bàn về tình hình quốc tế và công tác đối ngoại, Bác căn dặn: “Cần có sự kiểm tra, đôn đốc các cán bộ ngoại giao và nhắc nhở họ: Ra ngoài đừng tham”. Bàn về cách mạng miền Nam, Bác lưu ý phải nắm được đặc tính của cuộc chiến tranh, chuẩn bị quan điểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô, phải quan tâm đến đồng bào Thượng và kiên trì khẩu hiệu: “Trường kỳ gian khổ, nhất định thắng lợi”.

Cũng trong tháng 02/1962, Bác nói chuyện với Hội nghị tổng kết công tác cảnh vệ. Với kinh nghiệm của một nhà hoạt động cách mạng từng trải, Bác kết luận: “Tóm lại, các chú muốn bảo vệ tốt phải có kỹ thuật, phải giữ được bí mật và phải có thái độ tốt đối với đồng bào”.

ST & BT

Số lượng lượt xem: 16