title

“Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa”
Thứ bảy, 30/03/2024, 17:17 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói khi đến thăm cán bộ và công nhân Công trường Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào ngày 30 tháng 3 năm 1959. Đây là thời điểm mà miền Bắc đang phục hồi vết thương chiến tranh, xây dựng tổ chức lại đất nước và tích lũy để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới; là giai đoạn thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ 2 (1958-1960). Câu nói “Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa”, là quan điểm “phê bình” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây là phê bình việc chứ không phê bình người, bên cạnh đó, Bác cũng yêu cầu trong công việc cán bộ, công nhân phải đoàn kết, gần giũ giúp đỡ nhau. Đây là lời dạy sâu sắc của Bác mà lớp lớp cán bộ công nhân mỏ than Đèo Nai luôn khắc sâu ghi nhớ và thực hiện. Cán bộ và công nhân nơi đây luôn đẩy mạnh phong trào thi đua để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất than, nâng cao đời sống thợ mỏ. Trong những năm kháng chiến, với khẩu hiệu “thợ mỏ làm than, như quân đội đánh giặc”.

 

 

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; song lời dạy “Trong học tập, cán bộ và công nhân phải phê bình nhau thẳng thắn, có đúng nói đúng, có sai nói sai, không sợ mất thể diện; có khuyết điểm nói ra để giúp đỡ nhau sửa chữa” của Bác vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tực được đẩy mạnh và phát huy trong suốt quá trình đổi mới đất nước. Sau 30 năm đổi mới đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải vận dụng lời dạy của Bác một cách sáng tạo, triệt để trong lao động sản xuất và học tập, có như vậy, sản xuất mới phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ, công nhân được cải thiện, đất nước phát triển...

___________

- Ngày 30/3/1923, theo báo cáo của mật thám Pháp, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Ban Nghiên cứu thuộc địa để bàn về việc tuyên truyền chủ nghĩa xã hội tại các thuộc địa và vấn đề in tài liệu cho nhóm cách mạng ở Đahumây, một thuộc địa của Pháp ở Châu Phi.

 Cùng ngày hôm đó, trên tờ La Vie Ouvrière (Đời sống Công nhân) đăng bài “Khởi nghĩa Đahumây” của Nguyễn Ái Quốc phân tích sự kiện nhân dân xứ sở thuộc địa này “phải chịu cái kiếp lầm than của người dân bản xứ, cái chế độ đó hạ con người xuống hàng con vật và làm điếm nhục cho cái gọi là thế giới văn minh. Dân bản xứ, không nhịn nhục được nữa, vùng lên. Thế là cuộc đàn áp đẫm máu được tiến hành”. Và tác giả kết luận: “Đấy, đức nhân từ của công cuộc khai hóa như thế đấy!”.

- Ngày 30/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thả 200 tù binh Bắc Phi đã bị quân ta bắt trên các chiến trường để thể hiện thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân các nước thuộc địa của Pháp.

- Ngày 30/3/1956, đi thăm khu lao động Lương Yên (Hà Nội) nói với bà con nghèo đang dự lớp Bình dân học vụ, Bác động viên: “Do cái óc, cái tay của mình mà cải thiện đời sống của mình. Đảng và Chính phủ rất mong muốn đời sống của công nhân, công chức và bộ đội càng khá hơn... Đời sống ví như chiếc thuyền. Sản xuất ví như nước. Mực nước lên cao, thì con thuyền càng nổi lên cao. Mình cố gắng còn là mưu đời sống sung sướng cho con, cho cháu mình nữa”.

Cùng ngày, Báo Nhân Dân còn đăng bài báo có đầu đề là “Hoa Sen” trong đó Bác phân tích hoàn cảnh của một số cán bộ có nguồn gốc xuất thân là địa chủ, vào thời điểm đang diễn ra công việc sửa sai trong Cải cách ruộng đất. Bài báo viết: “Trước khi ra đời, người ta không thể lựa chọn sinh ra ở giai cấp nào, ở gia đình nào. Thành phần giai cấp nhất định có ảnh hưởng đến tư tưởng của con nguời. Nhưng nó không phải là một ảnh hưởng quyết định... điều quyết định vẫn là do bản thân mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ. Nếu người đảng viên và người cán bộ có chí khí kiên cường, tư tưởng vững chắc... thì nhất định đánh tan được ảnh hưởng ấy, và vẫn được Đảng, Chính phủ và nhân dân tin cậy...

Một thí dụ: Gốc rễ cây sen ở dưới đất bùn hôi hám. Nhưng vươn mình lên mặt nước trong trẻo, hấp thụ ánh sáng mặt trời thì, HOA SEN trở nên tươi đẹp, thơm tho.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, hoa đỏ lại xen nhị vàng,

Nhị vàng, hoa đỏ, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Người ta cũng vậy. Thành phần giai cấp và quan hệ gia đình không thể ảnh hưởng xấu đối với những người thật thà cách mạng”.

- Ngày 30/3/1962, tham dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về vấn đề lương thực, Bác nhắc nhở: Phải có kế hoạch thu mua tốt. Từ khai hoang tốt, sẽ thu mua tốt. Gốc là cán bộ. Phải cố gắng chỉnh đốn cán bộ, có thái độ dứt khoát, tốt thì khen, không tốt thì cách chức.

ST&BT

Số lượng lượt xem: 13