title

“Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”
Thứ ba, 05/03/2024, 14:36 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

Ngày 05/3/1960, Bác dự Hội nghị cán bộ Thanh tra và một lần nữa vạch rõ: “Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội... nhiệm vụ các Ban Thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, cho kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy”.

 

 

Người nhắc nhở cán bộ thanh tra luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô của cán bộ các cấp.

Việc phát hiện ra lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những biện pháp để chủ động, tích cực phòng chống. Nước ta đang trong quá trình tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; không xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân và cán bộ cấp dưới; ra sức học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, trình độ; kiên quyết tẩy trừ quan liêu vì nếu mắc phải sẽ sinh ra bệnh mệnh lệnh, thích ra các chỉ thị mệnh lệnh mang tính hách dịch, cửa quyền, sinh ra bệnh lãng phí, tham ô... Tất cả loại bệnh này nếu không được sớm phát hiện và kiên quyết loại bỏ thì trở thành kẻ thù phá hoại con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh, trí tuệ lãnh đạo đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức tiến nhanh trên con đường hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên những biểu hiện của mặt trái nền kinh tế thị trường mở cửa đang trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối, thậm chí đang là thách thức lớn đối với việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Chống quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, tham nhũng không còn là vấn đề riêng của bất kì quốc gia nào, nó đang là cuộc chiến quyết liệt mang tính toàn cầu. Vì vậy, đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô và tiêu cực xã hội là nhiệm vụ hàng đầu đang được Đảng, Nhà nước thực hiện quyết liệt. Đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô phải đi đôi với việc triển khai sâu rộng cuộc vận động học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

___________

- Ngày 05/3/1930, Nguyễn Ái Quốc viết “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam” (viết bằng tiếng Anh) trình bày theo quan điểm lịch sử phong trào chống thực dân Pháp qua những thời kỳ. Sau khi điểm lại các phong trào kể từ trước 1905 là “một hỗn hợp giữa chủ nghĩa phản đế, chống công giáo và Cần Vương”... cho đến sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên... Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh đến một bước chuyển mạnh mẽ: "Ngày nay các nhóm cộng sản đã thống nhất vào một đảng, hoạt động nhất định sẽ tốt hơn trước nhiều... Chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng với kinh nghiệm và lòng hy sinh, với quần chúng ở bên cạnh, những người cộng sản nhất định sẽ chiến thắng”.

Một năm sau, ngày 05/3/1931, Nguyễn Ái Quốc viết bài lên án chiến dịch khủng bố của đế quốc và biểu dương ý chí kiên cường của quần chúng cách mạng không có lưỡi lê, bom đạn và súng máy nào có thể dập tắt được tinh thần đó.

- Ngày 05/3/1946, nguy cơ cuộc xung đột Pháp - Tưởng đó gần kề khi hạm đội của Pháp đã tiến gần vào Cảng Hải Phòng. Ủy ban Kháng chiến toàn quốc vừa được thành lập đã ra lời hiệu triệu: “Đồng bào hãy đứng dậy chống giặc! Giờ nghiêm trọng của Tổ quốc đã đến!...”. Theo dõi tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo: Điều mà chúng ta chú trọng nhất là chuẩn bị, bình tĩnh, giữ vững tinh thần. Trong ngày 05/3/1946, Bác vẫn ở Vân Canh (Hoài Đức, Hà Đông) dự Hội nghị bất thường của Trung ương sẵn sàng ứng phó với tình hình.

- Một năm sau, ngày 05/3/1947, trước tình hình quân Pháp từ Hà Nội đang âm mưu chiếm tỉnh lỵ Hà Đông, Bác viết thư kêu gọi đồng bào: “Chúng ta không hoang mang. Chúng ta phải nhẫn nại, phải cương quyết. Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay ta”20. Với đồng bào hậu phương Bác mong mỏi: “Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên”.

Bác viết thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp nêu rõ: “Máu Pháp và Việt chảy đã nhiều. Chiến tranh không nên kéo dài nữa. Chiến tranh không đưa đến đâu cả. Chúng tôi sẵn sàng lập lại hoà bình. Chỉ cần Quốc hội và nhân dân Pháp có một cử chỉ thân thiện”.

- Ngày 05/3/1951, nói chuyện với Hội nghị của Bộ Tổng tư lệnh họp tại Điếm Mạc (Định Hoá - Thái Nguyên) triển khai chiến dịch Trung Du, Bác động viên: “Các đồng chí sẽ đi qua dải đất lịch sử Bạch Đằng - Vạn Kiếp là dịp để các đồng chí tưởng nhớ lại tấm gương oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta, để cùng nỗ lực tiêu diệt được nhiều giặc, giành toàn thắng cho chiến dịch, kế tục truyền thống anh dũng đời trước, tiếp tục chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc”.

ST&BT

Số lượng lượt xem: 37